Xăng Nhật | Cứng PU | Lót PU | Bóng PU |
Trước tiên, công ty TNHH MTV Đại Phú Lợi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý khách hàng đã đang và sẽ ủng hộ các dòng sản phẩm sơn PU, sơn gỗ, dung môi của công ty chúng tôi. Chúng tôi sẽ luôn nỗ lực là một trong những nhà cung cấp sơn PU – NC – 1K – 2K hàng đầu khu vực phía nam, cung cấp đến quý khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất.
Sơn PU du nhập vào nước ta khoảng đầu những năm 2000, cho đến nay khái niệm “sơn PU” hầu hết đều không còn xa lạ với giới thợ sơn, các công ty sản xuất đồ gỗ nội thất. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều các bạn mới vào nghề muốn tìm hiểu, hoặc các bạn kế toán là nhân viên thu mua của các công ty sản xuất nội thất muốn tìm hiểu kỹ hơn về các sản phẩm mình cần nhập, hay đơn giản là những khách hàng lẻ muốn mua sơn về tự thi công sơn sửa các đồ dùng trong nhà nhưng chưa có kiến thức về sơn PU. Vì lý do đó, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu từ tổng quát đến chi tiết cho các bạn các vấn đề sau:
- Sơn PU là gì ?
- Mua sơn PU ở đâu ?
- Sơn PU có bao nhiêu loại ? Hay ngoài sơn PU ra còn có loại sơn nào cho gỗ nữa không ?
- Công thức pha sơn PU như thế nào ?
- Quy trình sơn PU có ba nhiêu bước ?
Mục lục
1. Sơn PU là gì ?
1.1. PU là gì ?
Trước hết để hiểu sơn PU là gì, vì sao lại có tên là sơn PU, chúng ta sẽ tìm hiểu PU là gì. PU là cụm từ viết tắt của từ Polyurethane. Polyurethane là một vật liệu có ứng dụng rộng rãi trong đời sống chúng ta đặc biệt là trong các ngành công nghiệp. Các tính chất ưu việt của Polyurethane được biết đến như:
- Polyurethane với độ bền cao và khả năng kháng các tác nhân từ môi trường như: thời tiết, sự oxi hóa,… Và đặc biệt là gần như “miễn nhiễm” khá nhiều các hóa chất vô cơ và hữu cơ.
- Khả năng chịu mài mòn tốt. Nó thường được dùng để làm vật liệu sơn bên ngoài các bề mặt để bảo vệ các vật liệu. Đặc biệt khả năng chịu mài mòn của Polyurethane còn tốt hơn hẳn một số loại cao su nhựa và ngay cả kim loại.
- Không bám dính dầu, mỡ, chất béo và các dung môi hữu cơ.
- Chịu được áp lực tốt hơn hẳn các loại cao su thông thường. Vì thế nên PU là một trong những chất liệu lý tưởng dùng để sản xuất các loại bánh xe tải nặng, khớp nối, tấm chống sốc…
- Không bị kéo xé khi sử dụng. Lực xé rách của chất liệu polyurethane ở khoảng từ 500-100lbs/inch cao hơn rất nhiều so với các loại cao su khác.
- Chịu được các tác động của thời tiết. Bao gồm không bị oxy hóa, chịu được ánh sáng mặt trời, ozone, và các điều kiện thời tiết thông thường.
- Có khả năng cách điện cao, nên được sử dụng làm lớp bọc dây điện, dây cáp.
- Chống co giãn và va đập tốt.
Cấu trúc phân tử vật liệu đàn hồi polyurethane gồm các đoạn cứng và mềm. Các đoạn cứng được hình thành từ thành phần diisocyanate. Các đoạn mềm được hình thành từ thành phần polyol. Các đoạn cứng được nối với nhau bằng liên kết hydro đề hình thành pha cứng. Mạch chính thẳng, không phân nhánh, liên kết chặt không trượt lên nhau giúp PU có mô-đun đàn hồi cao.
1.2. Sơn PU là gì ?
Đến đây thì các bạn đã hiểu PU là gì rồi chứ ? Và sơn PU chính là một trong những ứng dụng của Polyurethane. Tận dụng tính năng chịu được sự mài mòn và có độ bền cao, cùng khả năng kháng các tác nhân từ môi trường cũng như miễn nhiễm với các hóa chất vô cơ và hữu cơ. Người ta đã sử dụng nhựa Polyurethane để sản xuất thành sơn để bảo vệ các bề mặt sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm mỹ nghệ như đồ gỗ, sắt mỹ nghệ …Khi sản phẩm sơn Polyurethane du nhập vào Việt Nam, người ta gọi tắt nó thành sơn PU.
Sơn PU là một hỗn hợp gồm 2 thành phần: là phần sơn và phần đóng rắn (hay thường gọi là cứng PU. Thành phần sơn chính là các đoạn mềm Polyol (Polypropylene Glycol – PPG), thành phần chất đóng rắn (hay còn gọi là cứng PU) chính là các đoạn cứng isocyanate (TDI – Toluene diisocyanate). Hai chất này phản ứng với nhau tạo thành Polyurethane. Đấy là nói về khía cạnh hóa học, còn nói theo ngôn ngữ bình dân, sơn PU chính là sản phẩm sơn gồm 2 thành phần là nhựa Poly kết hợp với chất đóng rắn để tạo thành sản phẩm sơn.
2. Mua sơn PU ở đâu ?
Vấn đề thứ hai cũng quan trọng không kém mà thực ra là cũng chưa quan trọng lắm nhưng chúng tôi đưa vào mục này vì chúng tôi là đơn vị sản xuất và phân phối dòng sản phẩm sơn PU nên mong quý anh chị thông cảm đọc giúp đoạn quảng cáo nhé.
Công ty TNHH MTV Đại Phú Lợi có công ty tiền thân thành lập năm 2007 chuyên sản xuất các dòng sơn gỗ, sơn sắt và các dòng sơn mỹ nghệ như sơn PU – NC – 1K – 2K, sơn Epoxy, sơn Acrylic, sơn kẽm chuyên dùng cho sắt, sắt mạ kẽm, inox, kính…Đến nay, để công ty càng phát triển hơn nữa, phục vụ chu đáo hơn đến từng khách hàng, chúng tôi thành lập thêm công ty con mang thương hiệu Đại Phú Lợi sẽ chịu trách nhiệm phục vụ riêng khách hàng là các công ty sản xuất nội thất nội địa. Công ty mẹ sẽ chuyển hướng chuyên phục vụ cho các công ty sản xuất hàng nội thất xuất khẩu.
Công ty TNHH MTV Đại Phú Lợi phục vụ tất cả các dòng sơn gỗ từ thông dụng đến cao cấp, từ hàng tự nhiên cơ bản đến các sản phẩm sơn gỗ giả cổ, sơn gỗ bán cổ điển, cổ điển. Các sản phẩm chủ yếu của công ty chúng tôi gồm: sơn PU – NC – 1K – 2K, sơn epoxy, sơn kẽm, sơn gỗ gốc nước, sơn gỗ gốc dầu, glaze giả cổ… tất cả các loại sơn phục vụ cho ngành gỗ nội thất. Đó để mua sơn PU cũng như các loại sơn khác phục vụ ngành trang trí nội thất, hoặc đơn giản cần tư vấn quy trình thi công sơn, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH MTV ĐẠI PHÚ LỢI
Văn phòng giao dịch: 272 Tô Ký, Thới Tam Thôn, Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: Mr Đạt – 0902 770 286
3. Sơn PU có bao nhiêu loại.
Thực ra trong ngành sơn gỗ có rất nhiều loại sơn, mà sơn PU chỉ là một loại trong các loại sơn đó. Nhưng vì độ phổ biến của sơn PU quá lớn nên người dân thường nhầm lẫn sơn PU là tên gọi của sơn gỗ. Vì vậy để cho các bạn hiểu hơn về ngành sơn gỗ mỹ nghệ, công ty chúng tôi sẽ liệt kê tất cả các dòng sơn dùng cho ngành gỗ để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn.
-
Sơn PU.
Như đã nói ở trên, chúng tôi sơ lượt qua phần sơn PU. Sơn PU là loại sơn 2 thành phần: Phần sơn và phần đóng rắn( hay còn gọi là cứng PU).
Sơn PU có 2 loại là sơn PU trong nhà và sơn PU ngoài trời.
- Sơn PU trong nhà là sơn PU bình thường quý khách hàng hay sử dụng nhất. Đặc điểm của dòng sản phẩm này là giá thành rẻ, chất lượng tốt, độ bóng cao đạt 92%. Nhưng không có khả năng chống ngã vàng khi gặp tia cực tím, ánh nắng mặt trời.
- Sơn PU ngoài trời chính là sơn 2K mà quý khách hay thấy, đây là dòng sơn PU sử dụng loại nhựa riêng là nhựa Acrylic và chất đóng rắn chống ngã vàng. Dòng sản phẩm này chuyên dùng cho các đồ dùng ngoại thất như: mái hiên gỗ, bàn ghế ngoài trời, ván sàn ngoài trời, bãi biển…đặc điểm của dòng sản phẩm sơn 2K là độ cứng cao, độ bóng cao đạt 95%, và đặc biệt là khả năng chống ngã vàng dưới tia cực tím khá tốt. Gía thành sản phẩm này khá cao.
-
Sơn NC.
Sơn NC cũng là một dòng sản phẩm thuộc dòng sản phẩm ớn công nghiệp như sơn PU. Các đặc điểm, tính chất khá tương đồng với sơn PU. Nhưng sơn NC ngược lại là dòng sơn 1 thành phần.
Sơn NC là viết tắc của từ sơn Nitrocellulose. Là chất tạo màng sơn gốc Ester Cellulose, được điều chế từ bông gòn và gỗ trong hỗn hợp acid Nitric và Sulfuric. Nitrocellulose (gọi tắt là NC) được tạo ra bằng phản ứng ester hóa của acid nitric với các nhóm hydroxy tự do của cellulose trong sự có mặt của acid sulfuric. Sau đó, nhựa được thêm vào một số loại dung môi kết hợp với nhóm nhựa Alkyd để tạo ra sơn, gọi là sơn Nitrocellulose hay gọi tắt là sơn NC, đặc điểm của sơn NC là giá thành khá rẻ với với sơn PU, không độc hại do không chứa thành phần chất đóng rắn trong hỗn hợp. Nhược điểm của dòng sơn này là màng sơn không được căng, độ bóng thấp, màng thịt mỏng. Phù hợp với các dòng sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu.
Sơn NC có 2 loại là sơn NC trong nhà và sơn NC ngoài trời.
- Sơn NC trong nhà, mọi người vẫn thường gọi là sơn NC hoặc sơn Excel, đặc điểm của sơn này là giá thành rẻ, màng thịt mỏng, độ bóng khoảng 65%, au ngã vàng dù sơn trên các sản phẩm nội thất.
- Sơn NC ngoài trời, còn được gọi là sơn 1K, chính là sơn 1 thành phần nhưng dùng cho ngoài trời để tương ứng với dòng sơn 2K. Đặc điểm của dòng sơn này là độ bóng cao hơn NC, màng film dày hơn, chống được ngã màu ngoài trời tầm 6 tháng.
4. Ngoài sơn PU còn có loại sơn nào dùng cho gỗ nữa không ?
Ngoài 2 loại sơn công nghiệp là sơn PU và sơn NC ra, trong ngành sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ còn có các dòng sơn khác như sơn gỗ gốc nước, sơn gỗ gốc dầu. Cùng với sự phát triển của xã hội. Nhà nghiên cứu cũng tìm ra vật liệu mới để đáp ứng cuộc sống ngày càng cao của con người. Sơn gỗ gốc nước và sơn gỗ gốc dầu ra đời với đặc điểm là loại sơn không độc hại, thân thiện với con người và môi trường, sẽ là xu hướng chung cũng ngành nội thất trong tương lai gần.
- Sơn gỗ gốc nước có lẽ là khái niệm còn khá mới với thị trường sơn ngành gỗ nội địa. Trong nhiều năm, sơn gốc nước bị đánh giá là yếu hơn về mặt hóa học so với hệ sơn dung môi, nhưng trong những năm gần đây do các quy chế ngặt nghèo và chất lượng không khí nên các hãng sản xuất sơn phải chú trọng ưu tiên vào sản xuất sơn gốc nước. Các tiến bộ kỹ thuật đạt được đã cho phép chúng ta phát triển sơn gốc nước có các cơ tính gần tương đương với sơn dung môi, đồng thời tạo ra nhiều ưu điểm quan trọng. Sơn gốc nước là loại sơn được kết hợp giữa các loại nhựa như Alkyd, acrylic latex, epoxy, acrylic/epoxy hybrid, polyurethane, polyester với dung môi chính là nước. Sơn gỗ hệ nước có đặc điểm là độ bền màu cao, không để lại dấu vết khi thấm nước như sơn PU, NC. Không có mùi, không độc hại nhưng bù lại giá thành khá cao và sơn gốc nước rất chậm khô nên không được đa số thị trường sử dụng.
- Sơn gỗ gốc dầu cũng là hệ sơn còn khá mới mẻ so với thị trường sơn gỗ trong nước. Đây là hệ sơn được kết hợp giữa các loại nhựa như Alkyd với thành phần dung môi chính là dung môi dầu. Sơn gỗ gốc dầu có đặc điểm là đa dạng màu sơn, màu sắc mang vẻ tự nhiên của gỗ, thân thiện với môi trường, không độc hại, dễ thi công. Dòng sơn này rất được các công ty xuất khẩu sử dụng để sản xuất các dòng sản phẩm cổ điển, giả cổ. Gía thành dòng sơn này cũng khá rẻ, nhưng nhược điểm lớn của dòng này là màng sơn khá mỏng, đa phần để bảo vệ sản phẩm khỏi ẩm mốc, chống thấm. Đa phần sơn gỗ hệ dầu được kết hợp để lên màu cho vân gỗ là chủ yếu.
5. Công thức pha sơn PU.
Chúng tôi sẽ viết một bài riêng để ghi rõ định mức. Quy trình sơn cũng như công thức pha sơn PU chi tiết để quý khách hàng nắm rõ. Ở đây chúng tôi sẽ giới thiệu sơ bộ công thức pha sơn PU trên thị trường nói chung.
- Công thức pha sơn PU.
Sơn PU được pha theo công thức
Sơn (Lót PU/ Bóng PU) : Đóng rắn (Cứng PU) : Dung môi ( Xăng Nhật) = 2:1:3
Tùy theo mỗi nhà sản xuất sẽ có công thức pha riêng tùy thuộc vào độ đậm đặc của sơn, loại đóng rắn dùng riêng cho loại sơn đó mà sẽ đưa ra công thức pha riêng. Tuy nhiên đây là công thức chung trên thị trường, quý khách hàng có thể sử dụng công thức này.
- Công thức pha sơn NC – 1K
Sơn NC – 1K được pha theo công thức
Sơn (Lót PU/ Bóng PU) : Dung môi (Xăng Nhật) = 1:1 hoặc 1:1.5
Tùy theo mỗi nhà sản xuất sẽ có công thức pha riêng tùy thuộc vào độ đậm đặc của sơn, loại đóng rắn dùng riêng cho loại sơn đó mà sẽ đưa ra công thức pha riêng. Tuy nhiên đây là công thức chung trên thị trường, quý khách hàng có thể sử dụng công thức này.
- Công thức sơn 2K
Sơn 2K được pha theo công thức
Sơn (Lót PU/ Bóng PU) : Đóng rắn (Cứng PU) : Dung môi ( Xăng Nhật) = 4:1:3
Tùy theo mỗi nhà sản xuất sẽ có công thức pha riêng tùy thuộc vào độ đậm đặc của sơn, loại đóng rắn dùng riêng cho loại sơn đó mà sẽ đưa ra công thức pha riêng. Tuy nhiên đây là công thức chung trên thị trường, quý khách hàng có thể sử dụng công thức này.
6. Quy trình sơn PU
Ở bài viết này chúng tôi sẽ chỉ đưa ra quy trình sơn PU, quy trình các dòng sơn khác sẽ được chúng tôi đề cập ở một bài viết khác, mong quý khách hàng tìm đọc.
Quy trình sơn PU cơ bản được chia làm 5 bước chi tiết
- Bước 1: Lót PU lớp 1
Pha sơn lót theo công thức:
Sơn Lót : Đóng rắn (Cứng PU) : Dung môi ( Xăng Nhật) = 2:1:3
Sau khi làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ bám trên bề mặt sản phẩm tiến hành phun lót. Thời gian ráo bề mặt của lớp lót 1 là 120 – 150 phút
- Bước 2: Xả nhám lần 1
Sau khi sơn lớp 1 được 120 – 150 phút, dùng nhám Nhật 240 xả sạch lớp lót
- Bước 3: Lót PU lớp 2
Pha sơn lót theo công thức như lớp lót 1:
Sơn Lót : Đóng rắn (Cứng PU) : Dung môi ( Xăng Nhật) = 2:1:3
Thời gian ráo bề mặt của lớp lót 1 là 150 – 180 phút. Vì lớp lót này đã dè lên lớp lót 1 nên thời gian khô sẽ chậm hơn chút. Lưu ý, chỉ được sơn lớp lót 2 khi lớp lót 1 đã khô. Xả nhám lớp 1 không bị dính nhám.
- Bước 4: Xả nhám lần 2
Sau khi sơn lớp lót 2 tầm 150 – 180 phút thì dùng nhám Nhật 320 xả sạch. Nhám số lớn là để hạt cát sẽ mịn hơn, bề mặt sơn không bị xướt, chuẩn bị bề mặt chuẩn bị phủ bóng.
- Bước 5: Stain màu
Trước kia đa số các thợ sơn nội địa bỏ qua bước này, họ pha tinh màu trực tiếp vào bóng để phủ. Nhưng màu sơn sẽ không được đồng nhất do bản thân lớp gỗ đã không đồng màu. Chỗ thịt chỗ mắt, màu khi phun lên sẽ chỗ đậm chỗ nhạt. Do đó, hiện nay đa phần thợ sơn thêm vào bước stain màu. Mục đích điều chỉnh được lượng màu tùy khu vực cần độ đậm nhạt riêng.
Pha màu stain theo công thức
Tinh màu stain : dung môi (Xăng Nhật) = 1:5
- Bước 6: Phủ bóng
Sau khi stain màu xong tiến hành phủ bóng ngay
Pha sơn phủ theo công thức:
Sơn phủ : Đóng rắn (Cứng PU) : Dung môi ( Xăng Nhật) = 2:1:2.5 (vì bóng loãng hơn lót)
Tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư mà quý khách lựa chọn phủ PU có độ bóng phù hợp. Độ bóng của sơn PU thường đạt từ bóng 3% đến bóng 93%. Muốn đạt độ bóng khác phải báo riêng cho nhà sản xuất sơn hoặc chuyển qua dùng hệ sơn khác.
Tổng kết
Trên đây chúng tôi trình bày những kiến thức về ngành sản xuất sơn PU và sơn ngành Gỗ. Để hiểu rõ hơn về tính chất, ưu điểm của từng loại sơn, hoặc đơn giản là cần tư vấn thi công sơn trên từng loại gỗ riêng biệt, theo yêu cầu của chủ đầu tư, quý khách hàng đừng ngần ngại, hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline: Mr Đạt – 0902770286. Chúng tôi nghe máy 24/24h và hỗ trợ bất kỳ sự yêu cầu nào từ quý khách hàng. Đừng quên ủng hộ các sản phẩm của chúng tôi nếu bạn có ý định sử dụng nhé. Xin chân thành cảm ơn.