Xăng Nhật Cứng PU Lót PU Bóng PU

Sơn PU không khô và cách xử lý

Hôm nay chúng ta sẽ cùng thảo luận về một vấn đề rất hay gặp phải. Đó là sơn PU không khô. Đây không phải là vấn đề lớn nhưng đối với thợ sơn mới vào nghề rất hay gặp phải. Thậm chí chúng ta không biết xử lý như thế nào. Nhiều người phải dùng đến cách cuối cùng là tẩy lớp sơn này đi để sơn lại. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn những nguyên nhân chính có thể làm sơn không khô. Và chúng ta có thể cứu vãn tình thế hay không. Xin mời các bạn cùng chúng tôi thảo luận kỹ hơn nhé.

Hiện tượng

Hiện tượng xảy ra là mặc dù đã phủ bóng PU được 2 ngày rồi nhưng sờ vào vẫn còn dính. Có trường hợp mặt sơn khô ráo rồi nhưng khi quấn PE vận chuyển đến tay khách hàng thì lại bị dính PE. Có trường hợp nặng hơn sơn để nhiều ngày nhưng màng sơn y hệt như vừa sơn xong, vừa ướt vừa dính. Vấn đề này cho dù có để thêm 1 tuần nữa thì lớp sơn này cũng không khô được. Vậy nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng sơn PU không khô. Có thể liệt kê các nguyên nhân sau:

  • Thứ nhất

Quên pha cứng. Đây là nguyên nhân cơ bản và chiếm đa số làm cho sơn PU không khô. Các thợ sơn mới vào nghề rất dễ hay quên bỏ cứng vào sơn khi pha. Còn có trường hợp nhầm lẫn giữa cứng và bóng. Chỉ cần trong thành phần sơn thiếu cứng thì sẽ không khô. Còn có 1 trường hợp là pha cứng không đủ theo tỷ lệ yêu cầu của nhà cung cấp. Pha thiếu cứng cũng dẫn đến tình trạng chậm khô hoặc thậm chí không khô.

  • Thứ hai

Pha nhầm lẫn giữa các lại cứng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cứng chuyên dụng cho các loại sơn khác nhau. Có các loại như cứng PU, cứng Đức, cứng 2K. Chỉ cần pha trộn nhầm lẫn giữa các loại cứng cũng sẽ dẫn đến tình trạng sơn không khô.

  • Thứ ba

Không tuân thủ thời gian khô của mỗi lớp sơn. Trong quy trình sơn có các yêu cầu cụ thể về thời gian trong từng bước. Nhưng nhiều thợ sơn vì thời gian gấp gáp, bị chủ đầu tư dí…đã không đợi cho lớp lót khô đã tiến hành phủ lớp lót lên trên. Khi lớp phủ tiếp xúc với không khí, xăng bay hơi được nên khô nhanh trong khi lớp lót trong không khô được vì bị ép bên trong. Kết quả là sơn khô nhưng khi quấn màng PE thì bị dính màng. 

  • Thứ tư

Xăng nhiễm nước. Trong các hóa chất pha xăng, lượng nước chiếm khoảng 3%. Tuy nhiên nhiều nhà cung cấp vì lợi nhuận nhập nguyên liệu giá thấp. Nêu trong thành phần hóa chất bị nhiễm nhiều nước. Khi dùng xăng này phun sơn, lượng nước không bay hơi hết nằm lại giữa lớp sơn, làm mất khả năng kết dính.

  • Thứ năm

Dùng không đúng loại sơn PU để sơn trên từng loại vật liệu khác nhau. trường hợp này đa số xảy ra trên sơn sắt. Đa số các loại sơn PU trên thị trường hiện tại chỉ dùng để sơn trên gỗ. Để sơn trên kính, inox, hoặc sắt kẽm phải dùng loại sơn PU chuyên dụng. Tại vì sơn PU thông thường khả năng bám dính trên các vật liệu này khá yếu. Bị tróc là điều tất yếu.

  • Thứ sáu

Sơn trong điều kiện môi trường ẩm ướt, mưa nhiều, nhiệt độ thấp. Nếu tình trạng nhẹ sẽ gây hiện tượng sơn PU bị mốc. Nếu tình trạng nặng sẽ dẫn đến sơn bị chậm khô hoặc không khô.

Cách khắc phục

Đa phần các thợ sơn sẽ chọn cách đơn giản nhất là tắm lớp sơn này ra để sơn lớp khác. Nhưng làm như vậy rất vừa mất thời gian lại tốn nhiều chi phí (vật tư sơn, nhân công). Do đó, Đại Phú Lợi sẽ hướng dẫn các bạn một cách tuy hơi vất vả xíu nhưng không phải cạo bỏ lớp sơn ra. 

Trước tiên xem loại sơn là loại sơn gì. Sau đó dùng đúng loại sơn đó, pha kèm cứng theo đúng tỷ lệ nhà cung cấp. Phun một lớp mỏng lên lớp sơn cũ, đợi 1 khoảng thời gian lớp sơn này khô lấy nhám nhuyễn xả nhẹ. Sau đó lại phun tiếp 1 lớp mỏng như lớp trước. Cứ phun từng lớp mỏng cho đến khi lớp sơn cứng thì có thể giao hàng cho khách. Mục đích của việc này là dìu cho lớp sơn cũ khô dần mà không bị nứt. Còn có một cách khác mà nhiều thợ sơn hay dùng đó là pha cứng với xăng phun lên. Nhưng cách này chỉ nhằm mục đích làm cho lớp sơn cũ khô rồi tiến hành xả ra, vì lớp sơn này khi phun cứng lên sẽ bị khô cục bộ, gây sần sùi mất thẩm mỹ. 

Dưới đây là một số đề xuất biện pháp đề phòng sơn không bị tróc.

  • Cẩn thận, chú ý kỹ càng lúc pha trộn sơn. Tránh trường hợp quên pha cứng hoặc pha nhầm cứng của loại sơn khác.
  • Không nên phun ép sơn. Hãy đảm bảo thời gian giữa các lớp sơn để các lớp sơn được khô hoàn toàn.
  • Không sử dụng xăng giảm, xăng kém chất lượng.
  • Cần tham khảo trước với nhà cung cấp vật tư trước khi muốn sơn lên chất liệu gì. Mỗi chất liệu chỉ tương thích với một loại sơn riêng. Đa số sơn lên sắt kẽm hoặc kính, inox phải dùng hệ sơn epoxy hoặc 2K chứ không nên dùng sơn PU

Trên đây Đại Phú Lợi chúng tôi đã trình bày cho các bạn lỗi thi công sơn PU không khô. Nếu các bạn gặp bất kỳ vấn đề gì trong quá trình sơn. Đừng ngần ngại gọi điện cho chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và giúp bạn giải quyết. Không cần thiết bạn là khách hàng của chúng tôi hay không. Chúng tôi sẽ cập nhật thêm các lỗi xảy ra khi thi công sơn ở những bài viết khác. Xin cảm ơn.